Ngày Thất Tịch là ngày gì? Cùng tìm hiểu nguồn gốc và những điều thú vị của ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm đang ngày càng được phổ biến và lan rộng ra khắp các nước Á Đông.
Ngày Thất Tịch là ngày gì?
Ngày Thất Tịch là ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm trong tiết mưa ngâu, gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ, dần dần được văn hóa nhìn nhân như ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông.
Tương truyền rằng có một anh chàng chăn bò tên là Ngưu Lang vốn mồ côi, sống cùng với một chú bò trên đồi. Một ngày nọ khi đi ngang qua một hồ nước gần đó thì chàng phát hiện ra có bảy nàng tiên đang tắm và nô đùa.
Ngưu Lang làm theo lời khuyên của chú bò là giấu xiêm y của nàng Chức Nữ đi, vốn là con gái út của Ngọc Hoàng, khi đó không có xiêm y thì nàng sẽ không thể bay về trời và sẽ sống chung với anh.
Khi tới giờ Thiên Thượng, các chị của nàng đành phải bay về trước, riêng Chức Nữ vẫn ở lại và khóc trong vô vọng. Lúc này Ngưu Lang xuất hiện và trả lại xiêm y cho nàng, lúc này Chức Nữ vì không thể về trời và cảm thấy được Ngưu Lang là một người tốt bụng nên đồng ý làm vợ của chàng.
Họ sống hạnh phúc với nhau hơn chục năm và có 2 người con, khi đó Vương Mẫu biết chuyện đã vô cùng tức giận và cho thiên quân đi bắt Chức Nữ về.
Nhờ có tấm da bò phép thuật của chú bò bên cạnh mà Ngưu Lang đã đặt con vào hai cái thúng, gánh lên vai và bay theo Chức Nữ.
Đúng lúc sắp nắm được vợ mình thì Vương Mẫu đã rút trâm cài đầu và vạch lên một đường ngăn cách tạo thành một dòng sông chia rẽ hai người. Dòng sông ấy sau này được gọi là Dải Ngân Hà.
Hai người thương yêu nhau nhưng đôi bờ ly biệt, ngày ngày nước mắt tuôn rơi cuối cùng cũng đã làm Vương Mẫu cảm động.
Vì thế hằng năm bà đã đồng ý cho họ gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Ngày đó, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo thành một chiếc cầu bắc ngang dải ngân hà, gọi là cầu Ô Thước để Ngưu Lang Chức Nữ hội ngộ.
Người ta nói nước mắt của họ khi gặp nhau đã tạo nên những cơn mưa ngâu tháng 7, đó cũng là minh chứng cho sự thủy chung, tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Ngày Thất Tịch trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông
Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động như vậy, nên dần dần văn hóa Á Đông dần dần đưa ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch thành ngày lễ tình nhân.
Như ở Nhật Bản thì sẽ có hẳn một lễ hội để tôn vinh tình yêu tại nhiều thành phố như Sendai và Hiratsuka.
Vào dịp này mọi người sẽ xếp giấy thành những hình như: cánh hạc, Kimono túi xách, lưới, bao v.v để trang trí hoặc tặng nhau để chúc may mắn và hạnh phúc với tình yêu của mình.
Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch thì nam nữ sẽ đến chùa cầu duyên, xin cho những điều tốt đẹp nhất đến với tình yêu của họ.
Hoặc rủ nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ, vốn sẽ sáng nhất trong năm vào ngày Thất Tịch để được hạnh phúc bên nhau.
Một phong tục bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng đã lan rộng sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam v.v vào ngày mông 7 tháng 7 âm lịch chính là ăn chè đậu đỏ.
Đây được xem là cách để khiến cho tình yêu đôi lứa được bền chặt, gắn bó hay những người còn độc thân có thể tìm thấy được nửa kia của mình.
Ngày Thất Tịch ở Việt Nam
Có một sự thật mà chúng ta vẫn hay lầm tưởng đó chính là ngày lễ Thất Tịch, mồng 7 tháng 7 âm lịch đã tồn tại trong văn hóa người Việt ta từ xưa chứ không phải là mới du nhập gần đây.
Từ ngàn đời, câu chuyên về ông Ngâu – bà Ngâu để lý giải hiện tượng mưa ngầu vào tháng 7, cũng như sao Ngưu Lang – Chức Nữ rực sáng nhất trong năm đã được truyền đi từ đời này sang đời khác.
Bởi lẽ ngày Thất Tịch chỉ phổ biến đối với những đối tượng cần tìm người yêu trong khi văn hóa Việt Nam ta từ xưa là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên ít khi tạo thành một lễ hội lớn và có sức ảnh hưởng được.
Đồng thời, dần dần văn hóa cưới xin cũng kiêng cử việc tổ chức vào tháng 7 vì sợ chuyện hôn nhân sẽ buồn như Ngưu Lang – Chức Nữ.
Gần đây, với sự tiến bộ của giới trẻ, ngày Thất Tịch càng được chú ý hơn. Giới trẻ dần hưởng ứng và có nhiều hoạt động khiến ngày Thất Tịch càng trở nên màu sắc và thu hút sự chú ý của xã hội.
Không chỉ riêng tình yêu, nhiều bạn trẻ còn nhân dịp này để tề tựu gia đình, bạn bè, dành cho nhau những lời yêu thương, quan tâm hay một bữa ăn đoàn tụ.
Với sự quan tâm và tham gia của ngày càng nhiều quốc gia khác, dần dần thế giới cũng nhìn nhận ngày Thất Tịch – Ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm giống như một ngày lễ tình nhân đặc biệt của văn hóa Phương Đông vậy.