Với cơ chế phát hành XSMB như hiện nay, dù là lực lượng lao động trực tiếp tạo ra doanh thu ngàn tỷ cho các công ty xổ số nhưng người bán vé số dạo chỉ hưởng hoa hồng bèo bọt trên mỗi tấm vé bán được. Kiếp sống quần quật ngày đêm, nghỉ bán là đói khó mà có thể dứt ra được.
Đừng ‘bạc bẽo, vô tâm với người bán vé số dạo
Trước, trong và cả sau cơn đại dịch Covid – 19 này thì chúng ta đều thấy rõ ràng người bán dạo là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Những ngày trước đó, họ đã nhận được hỗ trợ từ Nhà nước, công ty xổ số và nhà hảo tâm để tạm sống qua ngày. Sẻ chia ấy chỉ là tình thế. Vậy có thể tìm cho người bán vé số dạo cuộc sống ổn định hơn được không?
Với cơ chế phát hành vé số như hiện nay, dù nằm trong chuỗi kinh doanh ngàn tỉ nhưng người bán vé số chỉ hưởng hoa hồng trên mỗi tờ vé số bán được. Cái “kiếp sống qua ngày”, “tay làm hàm nhai”, “nghỉ bán là đói” mãi đeo bám họ. Họ không thể nào mơ có của để dành.
Thậm chí ngay khoản để dành tối thiểu mà nhiều người trong xã hội được hưởng đó là bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế – thường gọi là an sinh xã hội – cũng không đến được với người bán vé số!
Vé số trở lại, người bán vé số dạo vẫn chỉ được hưởng hoa hồng, chấm hết. Lực lượng sống bằng nghề bán vé số dạo đâu phải ít, chỉ riêng Đồng bằng sông Cửu Long lên đến vài chục ngàn người.
Tại sao lại để những người này lọt ra khỏi tấm đệm an sinh xã hội trong khi họ là mắt xích quan trọng để các đại lý, công ty vé số có được doanh thu khủng, các địa phương có nguồn thu ngân sách hàng trăm thậm chí ngàn tỉ?
Tạo cho người bán vé số dạo một cuộc sống mới được không? Không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần trang bị cho họ tấm đệm an sinh xã hội để họ vẫn có thu nhập khi nghỉ bán vì tai nạn, bệnh tật; về già họ cũng có lương hưu…
Một số công ty xổ số cho biết cũng muốn làm gì đó cho người bán vé số như mua BHXH, bảo hiểm y tế… Nhưng vướng quy định này, chính sách kia nên đành chịu!
Còn BHXH Việt Nam nói người bán vé số dạo có thể mua BHXH tự nguyện. Mức phí cũng khá thấp và Nhà nước đang hỗ trợ phí với ba mức 10%, 25% và 30% tùy đối tượng…
Đúng là có cơ chế đó, nhưng nói vậy là chưa hiểu người bán vé số dạo. Họ lo cái ăn hằng ngày còn khó, nói chi đều đều hằng tháng bớt chút thu nhập để mua bảo hiểm. Giả sử họ có bỏ tiền túi mua bảo hiểm tự nguyện, như vậy chưa thấy được trách nhiệm của các công ty xổ số với người hằng ngày bán lẻ từng tờ vé số để tạo ra doanh thu khủng cho công ty xổ số.
Đặc biệt, tâm lý chung của người nghèo là “ngày nào biết ngày đó”, “biết ra sao ngày sau?” nên đời nào họ mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro hoặc lo tương lai khi về già. Cần nhắc lại ngay người lao động ở các công ty, thuộc diện mua BHXH bắt buộc, nhiều người vì cuộc sống trước mắt vẫn muốn thoát ra, lấy tiền một cục, chấp nhận sau này sống chênh vênh…
Vì vậy, để người bán vé số dạo có chỗ dựa, cần phải có chính sách, trong đó công ty xổ số đóng vai trò chính, “cầm tay chỉ việc” để giúp người bán vé số duy trì đều đặn việc tham gia bảo hiểm. Với người bán vé số cao tuổi, cần có chính sách hỗ trợ riêng…
Có vậy, các công ty xổ số mới san sẻ lợi nhuận của mình để chăm lo cho người bán vé số dạo. Khi người bán vé số dạo có được tấm đệm an sinh xã hội, chính quyền địa phương cũng bớt gánh lo hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Đừng để người bán vé số dạo trở lại nhưng tất cả vẫn như xưa. Khi đó có lẽ cả tương lai, cuộc sống và thế hệ mai sau của họ sẽ không còn được thấy ánh sáng nữa nếu không có sự thay đổi ngay từ bây giờ.
Hy vọng rằng đất nước ngày càng giàu mạnh, đời sống nhân dân ngày một đi lên, những người bán vé số dạo càng ngày càng nhận được sự quan tâm của đồng bào và lãnh đạo công ty xổ số. Thật buồn cho cái kiếp người ”buôn con số, bán vận may”.