Mùa thi đại học năm nay có lẽ vô cùng đặc biệt khi nó được diễn ra giữa thời điểm dịch Covid – 19 bùng phát. Trong lúc chờ đợi con em ra về khi kết thúc, tôi có xem trực tiếp XSMB qua ứng dụng 168xoso thì bỗng giật mình khi thấy nhiều em nước mắt lăn dài và bi quan quá. Trong khi biết bao cô cậu học trò nghèo bán vé số vẫn đậu đại học và còn ở trong nghịch cảnh khó khăn hơn nhiều.
Cậu học trò nghèo bán vé xổ số đậu đại học
Khỏi phải nói khi ngày nay phần lớn khả năng chịu đựng áp lực, vượt qua nghịch cảnh của các bạn trẻ đều mong mong quá. Chỉ với một buổi thi có kết quả không tốt thì nướt mắt lăn dài. Đồng ý là buồn đấy nhưng cứ nói ra những suy nghĩ như ”rớt rồi, hết hy vọng rồi, con xin lỗi ba mẹ, phải làm gì bây giờ, v.v.” rồi khiến phụ huynh cũng lặng thinh theo quả thật là không tốt.
Các bạn trẻ sẽ mang tâm lý đó để tiếp tục với những môn tiếp theo, như vậy thì chỉ càng buồn và tạo áp lực hơn cho bản thân mình mà thôi. Hãy xem qua các tấm gương học trò nghèo bán vé số đậu đại học, hoặc rớt đại học nhưng vẫn biết cách làm lại để tìm kiếm cơ hội cho tương lai mà lấy lại tinh thần nào.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có 2 anh em ở thôn Bồn Trì, xã Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Nhật đã trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả. Ngay từ nhỏ, ngoài giờ học trên lớp Nhật đều phải làm nhiều công việc phụ giúp gia đình như vào rừng bứt cây đót dùng làm chổi để bán, chăn trâu, phụ việc quán ăn…
Học lên cấp 3, các khoản tiền học thêm, sách vở cho Nhật cứ tăng dần lên. Trong khi đó bố Nhật, anh Nguyễn Long Bình (40 tuổi) lại bị bệnh huyết áp thấp nên không làm được việc nặng, phần lớn công việc đều vào cả tay vợ anh là chị Phạm Thị Súng (40 tuổi). Mọi chi phí trong gia đình đều trông chờ vào 4 sào ruộng, gặp năm được mùa thì đỡ, năm mất mùa thì cả nhà chỉ biết ngồi ôm nhau khóc.
Thương bố mẹ làm không ra tiền, đã nhiều lúc Nhật buồn rầu, chán nản với suy nghĩ: “Nếu mình học tiếp thì bố mẹ lấy tiền đâu? Rồi cô em gái cũng đang đi học, không thể để cho em nghỉ được. Hay là mình nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ?”. Nhưng mỗi khi nghĩ đến những dặn dò của người ông quá cố em lại tự nhủ phải cố phấn đấu học tập.
Bước sang năm học lớp 11, ngoài buổi học chính trên lớp, Nhật quyết định đi bán vé số. Nắng mưa, Nhật đạp xe vài chục cây số bán vé số được khoảng 20-25 nghìn/ngày. Số tiền ít ỏi được Nhật đưa cho với bố mẹ lo miếng ăn và góp vào chi phí học tập.
Những tháng hè trong khi bạn bè nghỉ ngơi vui chơi thì hàng ngày cứ đúng 6 giờ sáng, Nhật đi lấy vé số tới 4 giờ chiều về rồi tiếp tục đi học thêm.
Nhật nhớ lại: “Lúc đó em nghĩ gia đình mình nghèo, ba mẹ không đủ tiền ăn huống chi là nuôi mình ăn học. Có nhiều lúc thấy mẹ đi mượn tiền hàng xóm về trang trải học phí cho em mà em khóc trong đêm. Gia cảnh khó khăn quá, em chỉ còn cách duy nhất là phải học và bán vé số để có tiền trang trải học phí, và nuôi ước mơ đỗ đại học để sau này làm nhiều việc hơn cho nhà đỡ khổ”.
Ngày chuẩn bị thi đại học, vào ban ngày Nhật vẫn đi vé số, tối học đến 1 giờ sáng. Có hôm mệt, Nhật ngủ thiếp đi khi nào không biết, lúc thức dậy đã gần 4 giờ, em lại học tiếp đến sáng 6h rồi đi lấy vé số bán. Đến cận ngày thi 1 tuần em mới nghỉ bán vì trong nhà can ngăn dữ khi thấy em gầy nhom, người như không còn sức lực.
Bằng sự nỗ lực chính bản thân, không chịu đầu hàng trước số phận, cuối cùng ước mơ được đặt chân vào giảng đường đại học của cậu học trò nghèo lớp 12B6, Trường THPT Đặng Huy Trứ, Huế cũng trở thành sự thật. Kỳ thi đại học năm nay, Nhật đỗ vào khoa Quản trị Kinh doanh, Trường đại học Kinh tế Huế với 18 điểm.
Được tin Nhật đậu ĐH, cả nhà vỡ òa trong sung sướng vì cứ nghĩ cậu con trai ngày ngày đi bán vé số thì có thời gian đâu mà học bài tốt. Khi được hỏi bí quyết ôn luyện, Nhật khiêm tốn chia sẻ: “So với điểm trong lớp, em thấp hơn các bạn nhiều lắm nhưng nhờ em ôn chắc các môn vào hàng đêm nên khi vào thi em rất tự tin và làm bài tốt. Dù đậu với điểm không cao nhưng ước mơ của em đã đi được một nửa chặng đường rồi”.
Nhật chia sẻ: ”Có một người bạn đi bán vé số chung với em nhưng thì không đậu, thế là ngay lập tức chuyển sang học nghề sửa xe máy. Tính tới nay là 1 năm rồi và hiện tại đã có thu nhập và cuộc sống ổn hơn đi bán vé số rất nhiều. Hy vọng những bạn nào có kết quả thi không như ý muốn thì hãy vững tâm lên, đại học không phải là con đường duy nhất”.